II. Quy chế áo mũ bách quan triều Trần (10)

II. QUY CHẾ ÁO MŨ BÁCH QUAN TRIỀU TRẦN

10. Thay đổi về khăn mũ

– Các chức tụng quan từ chức lục phẩm trở lên đội mũ Cao Sơn (mũ chế như kiểu mũ Viễn Du nhưng không lõm xuống, thành bao thẳng đứng không có ống suốt tháo ra lắp vào). Chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ: chánh thì sắc đen, tòng thì sắc xanh.
– Tôn thất đội mũ Phương Thắng, màu đen.

– Võ quan tước lục phẩm đội mũ Chiết Xung, tước cao mà không có chức thì thắt đai đôi mũ Giác Đính.

– Thất phẩm đội mũ Thái (theo Lễ Ký là mũ của người mới gia quan, mũ vải thâm). Tòng thất phẩm đội mũ Toàn Hoa (hoa thủng).

– Vương hầu đội mũ Viễn Du, theo “Dư phục chí” trong Hậu Hán thư thì kiểu mũ Viễn Du như mũ Thông Thiên, cao 9 tấc, thân mũ thẳng,đỉnh hơi lõm, thẳng chỗ lõm xuống ấy là một vòng sắt (cầu mũ), nằm ngang trước vòng sắt có ống suốt ngang để tháo ra lắp vào vòng sắt ấy.

– Ngự sử đài đội mũ Khước Phi, mũ chế như kiểu mũ trường quan, cao 7 tấc, rộng 5 tấc, cốt bằng cật tre nhưng bên dưới co lại[1].

– Sách KĐVSTGCM, tập I trang 697 chép: “Tháng 6 quy định thể lệ áo mũ. Về áo mặc: viên quan nhất phẩm mặc màu tía, nhị phẩm màu đại hồng, tam phẩm màu hồng điều, tứ phẩm màu lục, ngũ đến thất phẩm màu biếc, bát cửu phẩm màu xanh. Người không có phẩm cấp và hạng hoàng nô đều dùng màu trắng. Về khăn mũ: hạng quan văn từ lục phẩm trở lên đội khăn Cao Sơn, hàng quan võ từ lục phẩm trở lên đội khăn Chiết Xung; họ tôn thất đội khăn Phương Thắng màu đen, người nào chức cao mà không có tước, đội khăn Giác Đính; viên quan thất phẩm đội khăn Thái Cổ, tùng thất phẩm đội khăn Toàn Hoa ;vương hầu đội khăn Viễn Du, Ngự sử đài đội khăn Khước Phi. Thể lệ mũ áo này làm theo lời kiến nghị của Thiếu Bảo Vương Nhữ Chu”. Sách Văn hiến thông khảo chép: “Dùng màu tía, màu đỏ lục làm mệnh lệnh bắt đầu từ Tùy Dạng Đến nhưng quy chế đến đời Đường mới quy định, đến đời Tống thì dùng theo”. Nhiều phẩm phục triều Trần theo quy chế đời Tống, khác với Minh Nguyên.

Sau chiến thắng quân Mông Cổ, vương triều Trần đã cho vẽ chân dung những tướng sĩ có công, chỉnh đốn lại trang phục triều đình. Vua Anh Tông khi triều hội dùng hốt, bỏ áo phủ ngoài. Xiêm là loại áo dùng ở Trung Quốc qua nhiều triều đại, từ nhà Chu, Tiền Hán, Ngũ Đại, Đường đến đời Tống còn ở Việt Nam dùng từ nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần (hết thế kỷ XIII). Vương triều Trần đã gia phong nhiều vương hầu ,đại vương nên đã chế ra mũ chữ Đinh theo lối thủ tượng và cho toàn thể mọi người đội trên phạm vi toàn quốc, đó là biểu tượng thống nhất quyền lực của triều đình.

Đặc điểm của một số loại mũ chính:

a. Mũ Cao Sơn: Hàng quan văn từ lục phẩm trở lên đội mũ Cao Sơn (chế tạo như Viễn Du nhưng không lõm xuống mà đứng thẳng ở phần trên,không dùng ống suốt để tháo ra lắp vào, đội thẳng).

b. Mũ chữ Đinh: Năm Hưng Long thứ 9, Tân Sửu 1301, triều Trần thay đổi kiểu mũ triều hội. Vua Anh Tông hạ chiếu các quan văn võ đội mũ chữ Đinh, đây là kiểu mũ dạng tự chữ Đinh (có nhiều loại chùm lên búi tóc, có dây buộc hoặc đội chùm lên khăn tỏa ra sau).

c. Mũ Viễn Du: Tương tự mũ Viễn Du của người Tống (hình mũ văn cơ quy Hán), theo Dư Phục Chí trong Hậu Hán Thư, kiểu mũ này như mũ Thông Thiên: cao 9 tấc,thân mũ thẳng,đỉnh mũ hơi lõm,có một vòng sắt (cầu mũ nằm ngang) trước có vòng sắt có ống suốt ngang để tháo lắp vòng sắt ấy.

d. Mũ Triều Thiên: Tương tự như mũ Phốc Đầu nhưng thiên quan vuông, phía sau từ chân vành mũ có hai cánh vòng ra sau ngoặt thẳng song song chỉ thẳng lên trời, cao hơn Thiên quan một mũ.

e. Mũ Bồn Hoa: loại mũ ống dệt bằng đuôi ngựa có thuê hoa ở xung quanh (hoa thủng).

f. Mũ bao (mũ trùm đầu) dùng cho người để tóc dài đội bằng vải, mặt trước và sau phẳng.

——————–
[1] ĐVSKTT/TII trang 189

Leave a comment