Nghề dệt ở kinh đô Thăng Long thời Lý, Trần

NGHỀ DỆT Ở KINH ĐÔ THĂNG LONG THỜI LÝ, TRẦN

Thời kỳ tiền Thăng Long là thành Đại La thời Bắc thuộc, đã là nơi tập trung dân cư lớn của người Việt. Khu vực dân nội ngoại của thành là 11 vạn với con số hơn 40 vạn gian nhà đã cho thấy sự phát triển lớn cách đây mười mấy thế kỷ[1]. Vào thế kỷ VII và VIII trở thành “An Nam đô hộ phủ” là khu vực thành thị của người Việt, thời kỳ Bắc thuộc với truyền thống đã sớm phát triển nghề dệt vải lụa, từ thời Đông Sơn đã nổi tiếng với thứ lụa Giao Chỉ dệt bằng tơ chuối nõn nà, vải hoa “bạch diệp” độc đáo. Lúc bấy giờ có người phương Bắc họ Thái đến Đại La làm ăn. Ông đem nghề dệt lĩnh truyền dạy cho dân dệt được lĩnh trơn, sau đó truyền rộng sang các làng lân cận ở hai bên sông Thiên Phù, sông Tô Lịch như làng Tiên Thượng, làng Trung Nha, làng Vạn Long thuộc về vùng Kẻ Bưởi.
Continue reading

VII. Chế phục mũ áo hoàng đế, bách quan Lý, Trần

VII. CHẾ PHỤC MŨ ÁO HOÀNG ĐẾ, BÁCH QUAN LÝ, TRẦN

Sách An Nam chí lược thế kỷ XIII viết về mũ áo hoàng đế, bách quan Lý, Trần như sau:

– Hoàng đế đội mũ Bình Thiên, mũ Quyển Vân ,mũ Phù Dung, mặc Cổn y (tay thụng, tràng áo cong), cổ áo đính là trắng hay bông trắng kết lại, khăn kết tua vàng và ngọc châu phủ tấm vuông, tay cầm ngọc khuê, đeo đai lưng kim long.

Continue reading

VI. Một số loại nón thời Lý, Trần

VI. MỘT SỐ LOẠI NÓN THỜI LÝ, TRẦN

1. Nón thủy ma: quân túc vệ thường đội.
2. Nón sơn đỏ: thân quân đội.
3. Nón sơn son gài lông đỏ: trấn điện tướng quân, lực sĩ hiệu úy, thiên hộ và quân lành đội.
4. Nón tu lờ: chóp như thường, còn thêm cái vành rộng ra đến 1 mét rưỡi, thao nau sư cụ đội.
5. Nón mặt lờ: người tu hành, nhà sư đội.
6. Nón cổ châu: ông già kinh kỳ, họ hàng nhà quan đội.
7. Nón ba tầm: các bà đi lễ, hát quan họ đội. Phía trong có cái “khua” sâu để đội đầu cho chắc.
8. Nón Ma Lôi: làm bằng trúc thanh bì ở làng Ma Lôi, Hải Dương, thời Trần gia nhân của Trần Khánh Dư đã buôn loại nón này, thu lãi hàng ngàn tấm vải.
9. Nón xuân lôi tiểu lạp: (nón sọ nhỏ) người thôn quê đội.
10. Nón xuân lôi đại: nón cạp người có tang đội.
11. Nón chéo vành: lính tráng đội.
12. Nón viêng cơ: Thanh nghệ đội, rộng 1m cao từ 12cm đến 15cm.
13. Nón khùa: vợ con lính đội, người ngoại trấn đội.
14. Nón thúng: vành rộng phổ biến ở Sơn Tây đội.
15. Nón vỏ bứa: dân tộc đội.
16. Nón Tiêm quang đẩu nhược: làm bằng vỏ măng, nứa người Mán, người Mường đội.

Ngoài ra còn phổ biến đội khăn quấn một vòng hoặc nhiều vòng, một đầu bỏ ra đằng sau v.v…

V. Triều Hồ Quý Ly

V. TRIỀU HỒ QUÝ LY

Năm 1401, Quý Ly lên ngôi, trang phục triều đình vẫn giữ nguyên nếp cũ, cùng năm đó Hồ Hán Thương lập phép hạn chế gia nô bằng cách chiếu theo phẩm cấp có số lượng khác nhau , còn thừa phải dâng lên mỗi tên được trả 5 quan tiền. Người nào đáng được có gia nô phải xuất trình chúc thư 3 đời. Nô nước ngoài thì không được hưởng lệ này.
Continue reading

IV. Trang phục nhân dân thời Trần

IV. TRANG PHỤC NHÂN DÂN THỜI TRẦN

Thời Trần các sử gia nước ta đã ghi chép lại một số thể lệ, phong tục và trang phục nhưng rất sơ sài ,khó khăn để khảo cứu, tài liệu của sứ thần Trung Hoa khi sang sứ nước ta cũng đã ghi lại tình hình lúc đó, nhưng đó là những tư liệu hiếm hoi. Sách Kiến văn tiểu lục của cụ Lê Quý Đôn viết: “Thời nhà Trần, người trong nước đều cạo đầu”, cho nên trong sứ Giao Châu thi tập của Trần Cương Trung mà nhà Nguyên chua rằng: “Con trai đều đầu trọc mà người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả”. Ông viết tiếp: tục cắt tóc này đến Hoàng Phúc nhà Minh mới cấm, dân Kiên Lao, Trà Lũ, Giao Thủy (nay thuộc tỉnh Nam Định) vẫn còn giữ tục ấy.

Continue reading

III. Trang phục quân đội

III. TRANG PHỤC QUÂN ĐỘI

Trang phục quân đội đời Trần thường đội mũ chiến là mũ Đâu Mâu, loại mũ này có từ thời Chiến Quốc. Ngành khảo cổ đã đào được mũ Đâu Mâu. Có hai loại mũ Đâu Mâu, loại bằng thanh đồng, trước và sau đều khoét lõm có viền và đinh tán, loại thứ hai bằng sắt hình tròn có ngù hình chữ nhật đứng khum kín mặt gáy, phía trước và trán mũ[1].

Continue reading

II. Quy chế áo mũ bách quan triều Trần (10)

II. QUY CHẾ ÁO MŨ BÁCH QUAN TRIỀU TRẦN

10. Thay đổi về khăn mũ

– Các chức tụng quan từ chức lục phẩm trở lên đội mũ Cao Sơn (mũ chế như kiểu mũ Viễn Du nhưng không lõm xuống, thành bao thẳng đứng không có ống suốt tháo ra lắp vào). Chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ: chánh thì sắc đen, tòng thì sắc xanh.
Continue reading

II. Quy chế áo mũ bách quan triều Trần (8-9)

II. QUY CHẾ ÁO MŨ BÁCH QUAN TRIỀU TRẦN

8. Trần Duệ Tông (1373 – 1377)

– Năm Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), mùa đông tháng 10, nhà vua xuống chiếu định ngạch tụng quan. Đặt 6 cục cận thị chi hậu, lấy vương hầu tôn thất là chánh trưởng, 800 người thị vệ trong các chi đội mũ bồn hoa.

Continue reading